1. Vị trí, chức năng
- Đại diện Cảng vụ hàng hải tại Cà Mau là đơn vị trực thuộc Cảng vụ hàng hải Kiên Giang, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng hải tại khu vực được giao theo quy định pháp luật và phân cấp quản lý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải Kiên Giang;
- Đại diện Cảng vụ hàng hải tại Cà Mau có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở làm việc theo định mức sử dụng tài sản nhà nước hiện hành.
2. Khu vực được giao quản lý:
Vùng nước cảng biển Cà Mau bao gồm:
a) Vùng nước cảng biển Cà Mau tại khu vực Năm Căn;
b) Vùng nước cảng biển Cà Mau tại khu vực cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sông Đốc.
Ngoài phạm vi vùng nước cảng biển được giao tại khoản a, b, Đại diện Cảng vụ hàng hải tại Cà Mau còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại vùng biển thuộc địa phận các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
3. Nhiệm vụ
3.1. Tổ chức thường trực 24/7 tại các khu vực được giao quản lý để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện thủ tục hành chính cấp phép tàu thuyền đến, rời, tiến hành các hoạt động tại cảng biển và khu vực được giao quản lý; lập kế hoạch điều động cho tàu thuyền và điều động cho tàu thuyền đi tránh bão; tiếp nhận, xử lý thông tin tàu thuyền trước khi đến, rời và hoạt động tại cảng biển, các thông tin cấp cứu khẩn cấp, trợ giúp y tế, tìm kiếm cứu nạn;
- Xem xét, chấp nhận các đề nghị của tàu thuyền, doanh nghiệp về hạ xuồng cứu sinh; sửa chữa, bảo dưỡng, chạy thử tàu; lặn khảo sát; trục vớt tài sản chìm đắm; cung ứng hoa tiêu;
- Tiếp nhận, xử lý thông tin về tai nạn, sự cố hàng hải và phối hợp tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển và khu vực được giao quản lý; tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh hàng hải theo phân cấp quản lý;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình trạng hoạt động luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải trong phạm vi khu vực được giao quản lý;
- Thực hiện thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải theo quy định;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật hàng hải đối với tổ chức, cá nhân và tàu thuyền tham gia hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển và khu vực được giao khu vực hàng hải;
- Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo ủy quyền của Giám đốc.
3.2. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật Hàng hải và các quy định pháp luật khác có liên quan;
3.3. Tham mưu Giám đốc về việc thu hồi các tài liệu, giấy chứng nhận không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện thu hồi tài liệu, giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
3.4. Tham gia: sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hàng hải; nghiên cứu, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển tại khu vực hàng hải được giao quản lý; góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xử lý các văn bản liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được giao và các quy định, quy chế của đơn vị;
3.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật hàng hải đối với tàu thuyền, các doanh nghiệp khai thác cảng, hoa tiêu hàng hải, vận tải biển và các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải khác tại vùng nước cảng biển và khu vực được giao khu vực hàng hải theo quy định;
3.6 Chủ trì tổ chức công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại khu vực được giao, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác ngoài vùng nước cảng biển; phối hợp thực hiện quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng biển và khu vực quản lý;
3.7. Chủ trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại khu vực được giao quản lý theo quy định;
3.8. Phát hiện, lập biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; phối hợp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
3.9 Tổ chức tiếp công dân; tham mưu xử lý, giải quyết đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc;
3.10. Tham gia giải quyết sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và khu vực được giao quản lý theo quy định;
3.11. Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí hàng hải, các loại phí, giá dịch vụ ... mà đơn vị thu hộ theo qyi định của pháp luật, quy trình, quy tắc kiểm soát thu của cơ quan;
3.12. Quản lý các khoản chi theo phân cấp và phương án khoán chi của đơn vị;
3.13. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo các số liệu, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước về hàng hải;
3.14. Quản lý, điều động phương tiện, thiết bị, tài sản được giao phục vụ hoạt động quản lý của Đại diện;
3.15. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ có liên quan;
3.16 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
4. Cơ cấu tổ chức
4.1. Đại diện Cảng vụ Hàng hải tại Cà Mau được sử dụng con dấu riêng của Đại diện khi lãnh đạo Đại diện ký văn bản;
4.2. Biên chế của Đại diện Cảng vụ Hàng hải tại Cà Mau gồm có Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện, trưởng trạm theo quy định và các công chức, viên chức, người lao động do Giám đốc quyết định trong tổng số biên chế hành chính được giao của Cảng vụ.
5. Nguyên tắc hoạt động
5.1. Giám đốc điều hành hoạt động của Đại diện chủ yếu thông qua Trưởng Đại diện;
5.2. Trưởng Đại diện điều hành hoạt động của Đại diện theo chế độ thủ trưởng. Trưởng Đại diện chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những công việc được phân cấp quản lý;
5.3. Phó Trưởng Đại diện giúp việc Trưởng Đại diện, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Trưởng Đại diện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đại diện, trước Giám đốc và trước pháp luật về phần việc đó.